Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ phát triển về cả trí tuệ và tinh thần. Vì thế việc chăm sóc cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng là một việc quan trọng. Kém ngủ là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm cao lớn và phát triển trí tuệ
Trẻ Ngủ Bao Nhiêu Tiếng 1 Ngày ?
Thời gian ngủ của bé sẽ giảm dần theo thời gian, càng lớn bé sẽ càng ngủ ít lại.
Trẻ Ngủ Bao Nhiêu Tiếng 1 Ngày ?
Thời gian ngủ của bé sẽ giảm dần theo thời gian, càng lớn bé sẽ càng ngủ ít lại.
Trẻ mới sinh: bé sẽ ngủ từ 10,5-18 tiếng mỗi ngày. Thời điểm này bé còn chưa thích nghi tốt với môi trường xung quanh nên giấc ngủ của bé sẽ khá lộn xộn. Bé có thể chợp mắt vài phút hoặc ngủ hàng tiếng, và bé thường xuyên tỉnh dậy để ăn sữa.
1 tháng tuổi: từ 10,5-18 tiếng. Bé bắt đầu phân biệt được ngày và đêm. Ban đêm bé sẽ ngủ được nhiều tiếng liền, nhưng ngoài ra bé sẽ vẫn có những giấc ngủ ngày.
2 tháng tuổi: từ 10,5-18 tiếng. Giờ bé có thể đã bắt đầu biết hóng hớt mọi người xung quanh rồi, tuy nhiên mỗi ngày bé vẫn cần 2-4 cữ ngủ hoặc thậm chí là nhiều hơn. Ban đêm bé có thể sẽ dần bỏ một cữ ăn để ngủ sâu giấc hơn.
3 tháng tuổi: từ 1,5-16,5 tiếng. Ban ngày phần lớn các bé giờ chỉ ngủ 2 hoặc 3 cữ. Còn đêm thì một vài bé có thể ngủ liền từ 6-8 tiếng.
6 tháng tuổi: từ 13 ¼- 14 ¼ tiếng. Trong tháng thứ sáu, bé có thể ngủ từ 9-11 tiếng vào buổi đêm. Bé sẽ ít ngủ ngày hơn, chỉ ngủ một giấc buổi sáng và một giấc buổi chiều ( tuy nhiên một vài bé vẫn duy trì 3-4 giác ngủ ngắn vào ban ngày).
9 tháng tuổi: 13-14 tiếng. Bước vào giai đoạn này, ¾ số trẻ có thể ngủ xuyên đêm tới 5 giờ sáng. Có những bé ngủ liền một giấc đêm dài từ 10 đến 11 tiếng. Trong tháng tuổi này, giấc ngủ của bé gần như đã đi vào quy củ, ban ngày bé chỉ ngủ 2 giấc cơ bản vào buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên giờ bé có thể khó ngủ, đó là vì bé đã biết bám mẹ và bé lo sợ mẹ sẽ đi mất.
Đối với bé 1-2 tuổi
Trẻ 12 tháng tuổi: từ 12 ½- 13 ¾ tiếng. Ban đêm giấc ngủ của bé kéo dài từ 10-11 tiếng. 2 giấc ngủ ngày của bé có thể sẽ rút ngắn đi.
Trẻ 18 tháng tuổi: từ 12 ½- 13 ½ tiếng. Vào tháng tuổi này, bé có thể bỏ giấc ngủ sáng của mình nhưng vẫn duy trì giấc ngủ chiều. Phần lớn trẻ ở tháng tuổi này vẫn ngủ từ 10-11 tiếng vào ban đêm.
Đối với bé từ 2-3 tuổi
Trẻ 2 tuổi: từ 12 ½- 13 tiếng . Phần lớn trẻ ở độ tuổi này vẫn duy trì giấc ngủ buổi chiều và ngủ từ 10-11 tiếng vào ban đêm. Giờ đây bé đã biết chống cự và chui khỏi giường khi bị mẹ cho đi ngủ.
Trẻ 3 tuổi: từ 12-13 tiếng. Trẻ có thể vẫn tiếp tục ngủ vào buổi chiều nhưng cũng có một vài trẻ bỏ qua giấc ngủ này . Bù lại thì trẻ sẽ ngủ đêm dài hơn một chút. Khi bé 3 tuổi, mẹ nên chuyển cho bé từ nằm cũi sang nằm giường riêng.
Những tín hiệu sẵn sàng ngủ
Con bạn có thể cho thấy những dấu hiệu sẵn sàng ngủ khi bạn thấy những dấu hiệu sau:
- Bé dụi mắt.
- Ngáp.
- Quay đầu đi.
- Làm ầm lên.
Đa số chuyên gia đề nghị là nên cho trẻ ngủ trong vòng tay của người mẹ rồi đặt trẻ vào giường trong lúc trẻ vẫn thức. Bằng cách này trẻ sẽ học được cách tự ngủ như thế nào.
Việc cho con bạn nghe nhạc êm dịu trong lúc bé sắp ngủ cũng là ý tưởng hay để tạo ra thói quen ngủ cho con bạn.
Những điều nên tránh khi cho bé ngủ
Không phải trẻ nào cũng biết cách tự chìm vào giấc ngủ. Khi đến lúc lên giường, nhiều cha mẹ muốn đong đưa hoặc cho để giúp con họ ngủ. Việc thiết lập thói quen như thế lúc đến giờ lên giường là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, cần chắc rằng trẻ không chìm vào giấc ngủ trong vòng tay của bạn. điều này có thể trở thành một kiểu mẫu và trẻ có thể bắt đầu chờ đợi nằm trong vòng tay bạn để ngủ thiếp đi. Khi thức giấc giây lát trong chu kỳ ngủ, trẻ có thể không còn khả năng tự ngủ trở lại.
- Không nên bế trẻ khi ngủ: Khi trẻ ra đời, cả gia đình có một niềm vui mới, nên người lớn thường ra sức cưng nựng trẻ, trẻ chỉ cần khóc, hay quấy là người lớn lại bế trẻ lên ngay, ngay cả lúc trẻ đang ngủ. Nhưng chính điều đó làm trẻ có thói quen phải được bế mới ngủ. Các bác sĩ cho rằng, bế trẻ khi trẻ đang ngủ là không nên. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của cả bà mẹ lẫn trẻ.
Sau khi sinh, bà mẹ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi sức khỏe, vì trong quá trình sinh nở, người mẹ đã tiêu hao rất nhiều năng lượng, sức lực, sức đề kháng vì thế, bế trẻ khi ngủ sẽ khiến cho người mẹ không có thời gian để nghỉ ngơi và ngủ. Như vậy, không chỉ ảnh hưởng tới sự hồi phục sức khoẻ và các chức năng sinh sản của người mẹ mà còn dễ dẫn tới các bệnh tật.
Quan trọng hơn, khi mới sinh ra, trẻ đã bắt đầu làm quen với thói quen ngủ nghỉ. Để trẻ nằm yên tĩnh một mình ngủ không những làm trẻ ngủ ngon hơn mà còn có lợi cho sự phát triển của các cơ quan như tim, phổi, hệ thống xương cốt của trẻ.
- Không nên cho trẻ ngậm vú cao su khi ngủ: Nhiều mẹ muốn con mau chóng ngủ nên cho ngậm vú cao su giả. Nhưng họ không biết rằng, điều đó ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Khi ngậm vú cao su, trẻ thường có phản xạ bú mút, ra sức mút sữa. Cứ như vậy sẽ làm rối loạn các chức năng của dạ dày, không tốt cho tiêu hoá. Ngoài ra, không khí trong lồng ngực khi trẻ bú rất khó lưu thông, miệng của trẻ ngậm núm vú nên việc hô hấp bị hạn chế, gây nên tình trạng thiếu ôxi làm trẻ ngủ không yên.
Khi trẻ ra sức mút vú giả, dưới sự tác động của hệ thống thần kinh làm dạ dày hoạt động, tiết dịch tiêu hoá, nhưng thực chất trong dạ dày không có thức ăn. Một thời gian dài như thế sẽ làm dịch tiêu hoá và hoạt động sinh lý của dạ dày không bình thường, làm trẻ ít ăn hơn, chức năng tiêu hoá cũng giảm xuống.
Hơn nữa, ngậm vú giả khiến trẻ nuốt một lượng lớn không khí vào dạ dày, gây chướng bụng, đau bụng, ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Nếu chúng ta không nhanh chóng khắc phục thói quen cho trẻ ngậm núm vú cao su giả sẽ ảnh hưởng tới trật tự răng của trẻ, không có lợi cho việc nhai nghiền thức ăn sau này.
(Nguồn Sưu Tầm)
No comments:
Post a Comment